Đánh giá tác động môi trường là gì? Nội dung chính báo cáo chuẩn xác

đánh giá tác động môi trường

Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả mọi người cũng như các doanh nghiệp sản xuất, chủ đầu tư cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường xung quanh. Cùng NCPPB xem ngay những nội dung chính của báo cáo này ngay sau đây nhé!

Thế nào là báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Báo cáo đánh giá về các tác động đến môi trường không phải là thuật ngữ xa lạ với các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây là hoạt động phân tích, dự báo nhằm xác định ảnh hưởng của dự án tới môi trường. Tức là, dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường hay không. Và làm cách nào để hạn chế những ảnh hưởng xấu để bảo vệ thiên nhiên.

Lập báo cáo đánh giá tác động là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Vì khi lập báo cáo, doanh nghiệp đánh giá được hiện trạng môi trường nếu dự án được diễn ra. Từ đó, doanh nghiệp phải ứng phó để đạt được những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định mà nhà nước ban hành.

tìm hiểu về báo cáo đánh giá tác động môi trường

Ngoài ra, bản báo cáo này còn là cơ sở để trình bày khi có các bên thanh tra môi trường tới khảo sát dự án. Yêu cầu lập báo cáo không chỉ khiến các doanh nghiệp có ý thức, trách nhiệm hơn. Còn góp phần bảo vệ mẹ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh chúng ta. Nếu bạn không có chuyên môn thì có thể nhờ đến dịch vụ đánh giá tác động môi trường chuyên nghiệp.

Những ai nên thực hiện báo cáo đánh giá tác động đến môi trường?

Đối tượng cần thực hiện báo cáo này đã được quy định rõ trong Khoản 1, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường. Nếu thuộc 1 trong các nhóm đối tượng sau, bạn cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngay để không vi phạm bộ luật được ban hành.

  • Các doanh nghiệp đang thực hiện những dự án sau cần phải thực hiện đánh giá tác động đến môi trường: dự án xây dựng, sản xuất, điện tử, năng lượng, phóng xạ, giao thông, khai thác khoáng sản, chế biến dầu khí, luyện kim, thuỷ lợi,… và tất cả các dự án có tác động tới môi trường khác.
  • Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ cũng cần phải lập báo cáo.
  • Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn, vườn Quốc gia, khu di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh của nhà nước.

các chủ dự án nên thực hiện báo cáo đánh giá

Nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động dự án mà không tiến hành lập báo cáo sẽ có nguy cơ vi phạm bộ luật. Và dự án có thể sẽ bị ngưng lại. Do đó, doanh nghiệp nên xác định rõ mình có thuộc vào những đối tượng cần thực hiện đánh giá tác động đến môi trường hay không để thực hiện báo cáo kịp thời.

Xem thêm: Hướng dẫn diệt cỏ bằng phân bón an toàn, thân thiện với môi trường

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những nội dung nào?

Để thực hiện doanh nghiệp cần xác định được nội dung chính trong bản báo cáo là gì. Dưới đây là những nội dung chính cũng như cấu trúc của mẫu đánh giá tác động đến môi trường. Để các doanh nghiệp có thể thực hiện một cách chính xác hơn.

Những nội dung cơ bản

Theo Điều 22 Bộ luật Bảo vệ môi trường, Bản báo cáo gồm những nội dung chính như sau:

  • Báo cáo cần có tên chủ dự án, xuất xứ dự án và thông tin của cơ quan phê duyệt dự án.
  • Bản báo cáo có ghi phương pháp lập đánh giá tác động đến môi trường.
  • Báo cáo có chứa hạng mục của dự án và các yếu tố có nguy cơ tác động hay ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • Báo cáo cần xác định được tình hình môi trường ở khu vực thực hiện dự án cũng như các khu vực lân cận.
  • Bản báo cáo đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án.
  • Đưa ra giải pháp nếu như dự án gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
  • Xây dựng chương trình quản lý, giám sát ô nhiễm môi trường cụ thể, rõ ràng.
  • Dự báo về kinh phí để xây dựng dự án cũng như chi phí quản lý, bảo vệ môi trường.

quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Xem thêm: 8 lưu ý quan trọng khi thi công nhà máy thực phẩm

Mẫu đánh giá tác động môi trường

Cấu trúc của 1 bản đánh giá gồm những thành phần sau:

Phần mở đầu

  • Xuất xứ của dự án
  • Kỹ thuật thực hiện báo cáo đánh giá môi trường là gì?

Chương 1: Phần tóm tắt dự án

Thông tin chung về dự án:

  • Các hạng mục của dự án.
  • Dự án sử dụng những nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất, năng lượng gì?
  • Công nghệ áp dụng vào dự án.
  • Thi công theo biện pháp nào?
  • Các vấn đề môi trường xung quanh dự án.
  • Biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Cam kết bảo vệ môi trường.

Chương 2: Mô tả điều kiện tự nhiên và tình hình môi trường của khu vực thực hiện dự án

  • Nghiên cứu và xác định điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở khu vực thực hiện dự án
  • Hiện trạng môi trường và sinh vật ở khu vực chịu ảnh hưởng của dự án

Chương 3: Dự báo những tác động của dự án tới môi trường và cách khắc phục

  • Đánh giá các tác động của dự án ảnh hưởng tới môi trường.
  • Những biện pháp khắc phục ảnh hưởng của dự án để bảo vệ môi trường.

Chương 4: Lên kế hoạch cụ thể về quản lý và giám sát môi trường

Chương 5: Kết quả tham vấn

Điều kiện và quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dưới đây là điều kiện mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị. Cũng như quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động đến môi trường chi tiết.

Điều kiện cần

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện, hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Chuẩn bị giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của dự án.
  • Thỏa thuận liên quan tới địa điểm xây dựng.
  • Giấy phép, hợp đồng sử dụng đất, đăng ký môi trường.
  • Thoả thuận đấu nối nước thải vào khu dự án.
  • Chuẩn bị báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư.
  • Bản báo cáo khảo sát địa chất.

Quy trình lập báo cáo

Khi đã có đủ điều kiện cần thiết thì tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy trình sau:

  • B1: Tìm hiểu và nắm rõ tình hình tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội ở khu vực thực hiện dự án.
  • B2: Liệt kê những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường. Cũng như các loại chất thải trong quá trình thực hiện
  • B3: Phân tích các mẫu chất thải ở phòng thí nghiệm.
  • B4: Xác định mức độ ảnh hưởng tới môi trường của các chất thải.
  • B5: Xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường dựa trên mức độ ảnh hưởng của dự án.
  • B6: Xin ý kiến của đơn vị có thẩm quyền tại nơi thực hiện dự án.
  • B7: Xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
  • B8: Nộp bản báo cáo lên các đơn vị có thẩm quyền để chờ phê duyệt.

quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Xem thêm: Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Môi Trường Tại Polygreen

Những vi phạm liên quan tới báo cáo cần tránh

Tuy đã có luật được ban hành nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì thế, để tránh vi phạm điều luật và không bị phạt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

  • Không phối hợp với đơn vị có thẩm quyền (nơi đã lấy ý kiến để thực hiện bản báo cáo đánh giá): phạt từ 5 triệu đồng – 15 triệu đồng.
  • Thay đổi chủ dự án nhưng không thông báo cho cơ quan phê duyệt bản báo cáo đánh giá: phạt từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng.
  • Không gửi kế hoạch thử nghiệm công trình xử lý chất thải cho các đơn vị có thẩm quyền: phạt từ 15 triệu đồng – 30 triệu đồng.
  • Tự ý vận hành công trình xử lý chất thải mà chưa được phê duyệt: phạt từ 20 triệu đồng – 40 triệu đồng.
  • Không nâng cấp công trình xử lý chất thải khi công trình không đáp ứng quy chuẩn: phạt từ 50 triệu đồng – 80 triệu đồng.

quy định xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường

Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc cần thiết khi mỗi dự án được tiến hành. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ thực hiện lập báo cáo theo đúng quy định pháp luật. Để tránh việc không vi phạm những điều luật đã được ban hành. Để có báo cáo chính xác và chuyên nghiệp hãy nhờ đến công ty tư vấn môi trường uy tín giúp bạn nhé.