DNA trong tế bào, bao gồm của gen và các vùng liên gen được gọi chung là bộ gen. Ở người, bộ gen sẽ chứa khoảng 80.000 gen, tuy nhiên thì vùng mã hóa của gen ở người chỉ chiếm khoảng 3% trên toàn bộ. Ở thực vật, lượng gen thấp hơn ở người rất nhiều, chỉ vào khoảng 6.000 gen, một số loài thực vật còn có bộ gen với trình tự lập lại. Ở những loài sinh vật nhân sơ (prokaryote), bộ gen của chúng thường rất nhỏ và thường được chứa trong nhiễm sắc thể dạng vòng, ngoài ra những loài prokaryote có thể có gen nằm trong plasmid. Do là sinh vật nhân sơ nên prokaryote thường không có intron cũng như trình tự lặp lại.
Để hiểu được những thông tin chữa trong bộ gen của các loài sinh, các nhà khoa học đã phải mất một khoảng thời gian phát triển dài nghiên cứu, đây là điều không dễ thực hiện ở đầu thế kỷ 21. Để có thể nghiên cứu về bộ gen, các nhà khoa học cần phải áp dụng kỹ thuật tinh chiết DNA – đây là một trong những kỹ thuật sinh học phân tử quan trọng góp phần cho những công trình nghiên cứu khoa học sau này.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, có rất nhiều phương pháp đơn giản hơn để tinh chiết DNA, giúp rút ngắn thời gian làm việc. Tuy nhiên, cần xem xét mục đích sử dụng DNA để làm gì hoặc cần tách DNA từ mô nào và trên đối tượng gì.
Dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn cần phải lưu ý khi chiết xuất DNA từ thực vật.
1. Chuẩn bị mẫu:
– Ở đây chúng ta chỉ chiết xuất từ thực vật, vì vậy bạn chỉ cần thu thập mẫu lá cần chiết xuất là được.
2. Phá vỡ tế bào:
– Không giống với các mẫu động vật hay vi khuẩn, ở mẫu lá thục vật, trước khi phá vỡ màng tế bào thì cần nghiền chúng trong nitơ lỏng, do thực vật có lớp vỏ cellulose bên ngoài, việc này giúp lớp cellulose giòn và dễ vỡ hơn, đồng thời giúp cho DNA sau khi phóng thích không bị tiêu hủy bởi protease trong tế bào, để phá vỡ màng tế bào và màng nhân của thực vật, chúng tôi sử dụng hỗn hợp chất tẩy (SDS – sodium dodecyl sulfate, sarcosyl) và proteinase. Sau khi sử dụng hỗn hợp này, các DNA sẽ được giải phóng ra môi trường và đồng thời những protein liên kết với DNA cũng sẽ tự động bị phân hủy.
3. Hòa tan DNA:
– Hòa tan DNA được giải phóng trong dung dịch buffer TE (pH 8), việc này giúp cho bảo quản DNA lâu hơn, đảm bảo DNA không bị biến tính, kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
4. Loại bỏ các thành phần không phải là DNA:
– Proteinase K: loại bỏ thành phần protein ra khỏi DNA.
– CTAB: loại bỏ polysaccharide và lipid.
– Chloroform: phân tách và kéo các thành phần không phải là DNA xuống mặt dưới của dung dịch.
5. Tủa DNA:
– Sử dụng ethanol 96% hoặc isopropanol ủ ở – 200C để tủa DNA trong dung dịch. Mục đích của việc này là thu nhận nucleic acid dưới dạng cô đặc và bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy của các enzyme.
6. Rửa DNA:
– Tiến hành rửa lại DNA bằng ethanol 70% để loại bỏ các muối và isopropanol còn sót lại.
7. Làm khô:
– Sau khi rửa sạch, làm khô DNA bằng cách phơi ở nhiệt độ phòng hoặc có thể sấy khô nhằm loại bỏ ethanol còn trên mẫu DNA, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tổng số DNA.
8. Kiểm tra chất lượng DNA:
Tiến hành đo quang phổ và chạy điện di cho mẫu DNA để kiểm tra chất lượng của DNA.
Trên đây là quy trình tách chiết DNA của công ty ncppb, nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu về dịch vụ này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.