Cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa

Với điều kiện khí hậu phức tạp như ở nước ta việc trồng trọt và chăm sóc cây lúa đối mặt với nhiều vấn đề, có nhiều loại bệnh hại hoàn toàn có thể xuất hiện. Người nông dân khi có được kiến thức, kinh nghiệm để xử lý hiệu quả là rất cần thiết. Tham khảo những kiến thức chuyên môn hữu ích, xác định cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa để áp dụng khi cần thiết chính xác.

Cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa

Cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa
Cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa

Ốc bưu vàng

Ốc bưu vàng ăn lá cây lúa
Ốc bưu vàng ăn lá cây lúa

Ốc bưu vàng ăn phiến lá và các lá nõn của lúa, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, đặc biệt là thời điểm sáng sớm và chiều tối gây hại dáng kể cho cây lúa. Bởi thế, tình trạng cây lúa bị cắn trụi tới tận gốc, không có khả năng phục hồi có thể xuất hiện gây ra những phiền toái.

Đối với tình trạng ốc bưu vàng khi xuất hiện chúng ta có thể áp dụng các biện pháp thủ công, hoặc hóa học trong phòng trừ. Loại bỏ ốc bưu vàng tạo điều kiện cho cây lúa phát triển, không gặp những ảnh hưởng tiêu cực:

Biện pháp thủ công

  • Tiến hành khơi rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung vào một vị trí, việc tiến hành bắt dễ dàng. Ngoài ra, việc dùng lưới cắn dạng 3 lớp cũng giúp ngăn chặn ốc xâm nhập vào ruộng lúa gây hại.
  • Chú ý giữ mực nước bên trong ruộng thích hợp, đặc biệt là khi cây lúa còn nhỏ nhằm hạn chế tối đa di chuyển của ốc bưu vàng.
  • Khi thấy xuất hiện ổ trứng của ốc bưu vàng cần tiến hành loại bỏ, thu gom ngay lập tức.
  • Thường xuyên kiểm tra ở những thửa ruộng chưa có ốc bưu vàng, từ đó tổ chức phòng trừ, đồng thời phát hiện kịp thời.

Biện pháp hóa học

Đối với những ruộng xuất hiện ốc bươu vàng, mật đố từ 5 con/m2 trở lên thì lúc này sử dụng 12 gam thuốc với 12 lít nước trong đó các loại cân sử dụng chính là Pazol 700WP, Hn-Samole700 WP, CloDan Super 700WP, Snail 700 WP, Nel Super 70 WP giúp loại bỏ ốc bưu vàng gây hại.

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá là loại bệnh thường gặp ở cây lúa
Sâu cuốn lá là loại bệnh thường gặp ở cây lúa

Trong số nhiều sâu bệnh hại trên cây lúa thì sâu cuốn lá khá phổ biến, xuất hiện thường xuyên cần được phòng trừ, loại bỏ hiệu quả. Có hai loại chính là sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn sẽ ăn một hoặc toàn bộ lá lúa, từ đó ảnh hưởng tới quá trình phát triển, năng suất của cây lúa khi canh tác.

Đối với những ruộng lúa xanh tốt, được trồng rậm rạp với lá bản rộng, đặc biệt là gần bờ mương, đường đi,… hấp dẫn ngài tới đẻ trứng. Sâu cuốn lá hàng năm sinh sôi từ 5 – 7 lứa gây hại cho cây trồng, nặng nhất là trong vụ mùa cần được phòng trừ, xử lý kịp thời để tránh gây hại.

Biện pháp xử lý

Sâu cuốn lá gây hại trên cây lúa chúng ta cần tiến hành ngắt bỏ bao lá khi ở mật độ thấp. Tuy nhiên, đối với tình trạng sâu bệnh ở mật độ cao thì lpucs này phun thuốc diệt trừ cần thực hiện.

Sử dụng một trong các loại thuốc như

  • Padan 95 SP, pha 25 – 30gr thuốc
  • Ofatox 400EC, pha 40 -50 cc thuốc
  • Fastac 5 EC, pha 15 – 20cc thuốc pha cùng 20 lít nước/ sào.

Sâu đục thân 2 chấm (Bướm 2 chấm)

Sâu đục thân 2 chấm (Bướm 2 chấm)
Sâu đục thân 2 chấm (Bướm 2 chấm)

Ở trạng thái sâu non sẽ đục vào thân mạ, cắn nõn lúa khiến dảnh héo ở thời kì lúa đang đẻ nhánh. Có thể sâu đục thân còn cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông ảnh hưởng tới quá trình trổ bông. Thông thường, mỗi vụ sẽ có hai đợ tsaua non sinh sôi và phát triển ở giai đoạn đẻ nhánh và trổ bông.

Đối với sâu đục thân 2 chấm cần có biện pháp phòng trừ thích hợp mới giảm thiểu được những tác động tiêu cực tới năng suất:

  • Cân nhắc thời vụ gieo cấy sao cho phù hợp, không trùng thời gian bướm rộ.
  • Chú ý cày lật đất tiến hành diệt sâu, nhộn để giảm mất độ sâu ở vụ sau.
  • Bảo vệ các loại ong kí sinh trứng,… là thiên địch của sâu đục thân 2 chấm.
  • Sử dụng bẫy đèn giúp quá trình bắt bướm được thực hiện tốt.
  • Chú ý ngắt ổ trứng, tiêu hủy khi chúng xuất hiện trên cây lúa.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ phù hợp trong từng thời điểm cụ thể như Regen 0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… khi cây đẻ nhánh, Virtako 40WG, Padan 95 SP hoặc Patox 95SP,… khi cây lúa trổ bông.

Bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá ở lúa ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất
Bệnh bạc lá ở lúa ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất

Vi khuẩn Xanthomonas Oryzae theo gió xâm nhập vào nước từ đó khiến bệnh bạc lá xuất hiện. Tình trạng bệnh thường lây lan mạnh mẽ sau mỗi trận mưa báo với nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, cỏ dại, đất, nước,… gây ra những thiệt hại nặng nề cho mùa vụ.

Bệnh bạc lá ở cây lúa muốn phòng trừ tốt cần chú ý thăm đồng thường xuyên, theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, chú trọng tới chăm sóc đúng cách, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển khỏe mạnh cũng hết sức cần thiết. Ngoài ra, không bón nhiều đạm, đặc biệt là thời điểm muộn, chú ý kết hợp đạm và phân chuồng, phân lân,… phù hợp.

Trong trường hợp phát hiện cây lúa mắc bệnh bạc lá thì lúc này giữ mực nước phù hợp từ 3 – 5cm, dừng bón phân và thuốc kích thích sinh trường, đồng thời cân nhắc phun thuốc đầy đủ. Một số loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bạc lá nên chọn như PN – Balacide 32 WP, Starner 20 WP, Kasumin 2 SL, TP – Zep 18 EC, Xanthomix 20 WP, Somec 2 SL, Sasa 25 WP, Sansai 20 WP,….

Rầy nâu

Rầy nâu
Rầy nâu

Bệnh rầy nâu ở cây lúa là một trong những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới cây lúa được trồng ở nước ta hiện tại. Dù là rầy non hay trưởng thành đều tập trung ở vị trí gốc thân cây, hút nhựa có thể gây ra cháy lúa khi mật độ cao, diện rộng mắc bệnh. Ngoài ra, rầy nâu còn được biết tới là môi trường, điều kiện gây ra nhiều bệnh hại cho cây trồng như lùn xoắn lá, hay vàng lùn,…

Việc phòng trừ bệnh rầy nâu ở cây lúa cần chú ý một vài yêu cầu cơ bản cho người nông dân như:

  • Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, tiến hành phun thuốc khi mật độ rầy ở mức độ 35 – 40 con/khóm lúa.
  • Sử dụng loại thuốc hóa học phù hợp với lúa đang làm đòng, đang trỗ thì nên chọn một số loại như Sutin 5 EC, Admire 50 EC; Confidor 700 WG, Actara 25 WG,…. Ngoài ra, đối với lúa ở thời điểm sâu trổ bông thì sử dụng một số thuốc như Penalty Gold 50 EC, Victory 585 EC, Tasodant 600 WP, Superista 25 EC,….

Rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của cây lúa
Rầy lưng trắng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của cây lúa

Rầy lưng trắng ở giai đoạn non hay trưởng thành đều hút nhựa từ vị trí lá và dảnh lúa. Thông thường khi gây hại ở giai đoạn mà cây lúa đang trổ bông sẽ khiến số lượng bông, cũng như chiều dài của bông lúa giảm, đồng thời tình trạng hạt lép nhiều hơn. Thường thì ở những ruộng lúa lai, cấy cây quá dày, hay bón nhiều đạm sẽ có nguy cơ mắc rầy lưng trắng nhiều hơn.

Với các ruộng khi mắc bệnh rầy lưng trắng cần có cách phòng ngừa thích hợp như:

  • Trước tiên ưu tiên canh tác các giống lúa có khả năng kháng rầy hiệu quả.
  • Có thời gian cách ly giữa các vụ lúa với thời gian tối thiểu là 20 – 30 ngày.
  • Không gieo cây lúa quá dày, cân đối khi bón phân NPK, không thừa đạm.
  • Thăm đồng thường xuyên để nhanh chóng phát hiện tình trạng bệnh.
  • Duy trì mực nước ruộng thích hợp để đảm bảo hạn chế rầy lưng trắng.
  • Mật độ rầy ở mức ≥ 2.000 con/m2 cần tiến hành phun thuốc trừ rầy tuân thủ yêu cầu đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

Sử dụng phân bón

Bà con có thể sử dụng phân bón để gia tăng khả năng chống chịu của cây lúa, cải thiện chất lượng đất trồng giúp cây khỏe mạnh hơn, đủ sức chống chịu với môi trường và thời tiết khắc nghiệt. Lưu ý chọn các loại phân bón tốt cho cây lúa có chất lượng cao từ các địa chỉ uy tín, tham khảo các loại phân bón cho lúa tại halan.net.

Chăm sóc cây lúa như thế nào đúng cách, toàn diện và hiệu quả trở thành vấn đề mà bất kỳ người nông dân nào cũng hết sức quan tâm. Tìm hiểu thông tin cách phòng ngừa và xử lý các loại bệnh có hại cho cây lúa đúng quy trình, đúng kỹ thuật các loại bệnh hại phổ biến là yêu cầu bắt buộc. Loại bỏ được các sâu bệnh hại cho cây lúa giúp nâng cao năng suất được thực hiện dễ dàng, thuận lợi như mong muốn của mỗi người nông dân.