10 công thức nấu cháo ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ thông minh, khỏe mạnh

Top 10 công thức nấu cháo ăn dặm cho bé

Chắc hẳn ai cũng đã biết cháo ăn dặm là thứ không thể thiếu cho trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên, để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé mà sữa mẹ không cung cấp đủ. Tuy nhiên, nấu cháo ăn dặm theo công thức nào vừa đem lại dinh dưỡng lại an toàn cho bé thì không phải mẹ nào cũng rõ. Bởi vậy, bài viết này giới thiệu cho bạn top 10 công thức nấu cháo ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ thông minh, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện, không còn biếng ăn. Tham khảo ngay dưới đây nhé!

Những sai lầm nên tránh khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ

Các mẹ phải luôn luôn chú ý đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất trong tô cháo ăn dặm chất đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ hòa tan cho con. Nếu thiếu 1 trong 4 chất trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ trao đổi phát triển ở bé. Đặc biệt, ở giai đoạn ăn dặm này bé đang tập trung phát triển răng và xuơng nên canxi và vitamin D là nhóm chất mẹ cần bổ sung thuờng xuyên cho bé. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào công thức nấu cháo cho con, mẹ cần lưu ý tránh các sai lầm thuờng thấy sau đây:

Thêm muối, đường, gia vị khi con bắt đầu ăn dặm

Sở dĩ không nên cho thêm muối, đường, gia vị vào cháo ăn dặm của con bởi lưỡi và hệ tiêu hóa của bé không giống người lớn. Vì thế bé chưa thể cảm nhận các vị ngọt, mặn từ đồ ăn của mình. Hãy cẩn trọng khi nêm nếm trong cháo ăn dặm của con. Không nhất thiết phải thêm đường hay muối ở giai đoạn bé từ 6 – 8 tháng tuổi, càng ít muối bé càng ít mắc các bệnh về tim mạch.

Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Có nhiều mẹ có thoí quen để bé ăn sữa cùng lúc với cháo ăn dặm. Điều này là không nên vì hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn khác nhau. Mẹ nên chia sữa và cháo ăn dặm xem kẽ nhau trong ngày để bé có thể ăn cả hai mà không ảnh hưởng đến bé.

Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày

Khi cho bé ăn dặm, đừng vì tiết kiệm thời gian mà nấu một nồi cháo lớn cất tủ lạnh cho bé ăn trong cả ngày. Điều này là sai lầm rất lớn của các mẹ Thứ nhất, khi để tủ lạnh một thời gian các chất trong cháo của bé ít nhiều sẽ bị biến đổi không còn như ban đầu. Thứ hai, cho bé ăn một ngày mấy bữa bằng cùng một loại cháo bé sẽ không còn thấy ngon miệng, tạo cảm giác chán ăn ở bé. Chính vì vậy, nếu mẹ không có nhiều thời gian nấu bột cho bé thì hãy chuẩn bị sẵn thực phẩm để nấu như xay sẵn thịt, rau củ, hầm nước xương…, khi nấu chỉ cần bỏ ra khuấy cùng cháo của bé

Quên thêm dầu ăn

Trong khi nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ đừng quên cho thêm một thìa dầu ăn loại dành cho bé. Bởi nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K… vì các vitamin này được hòa tan trong dầu. Nên nhớ rằng cần dùng loại dầu ăn dành cho bé, bạn không thể biết được những loại dầu ăn dùng cho người lớn có tốt cho bé hay không? Cẩn thận vẫn quan trọng hơn cả.;

Những sai lầm khi nấu cháo ăn dặm của nhiều mẹ trẻ
Không nên cho thêm đường, muối, gia vị vào cháo ăn dặm của trẻ, nhất là đối với trẻ từ 6 -8 tháng tuổi.

Không đa dạng thực đơn

Nếu mẹ nghĩ rằng chỉ nên cho bé ăn một loại bột vì bé đã quen, nếu thay đổi thực đơn sẽ làm bé khó ăn thì bạn đang sai lầm. Đa dạng thực đơn không chỉ làm bé ăn ngon miệng hơn mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà bé cần. Đa dạng thực đơn không khó, cái khó là bạn phải nắm được những thực phẩm nào có lợi dành cho con.

Cho bé ăn đồ tanh quá sớm

Hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi còn non yếu nên khó có thể hấp thụ dưỡng chất từ đồ ăn tanh. Chưa kể mẹ còn không thể chắc chắn rằng con có dị ứng với đồ tanh hay không? Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không thể cho bé ăn đồ tanh. Hãy chia các bữa một cách khoa học để bé có đầy đủ dinh dưỡng, không nên cho bé ăn đồ tanh như cá, ếch mộ;t cách quá thường xuyên.

Cho  bé ăn quá nhiều bữa hoặc ép bé ăn quá nhều trong 1 bữa

Rất nhiều bà mẹ Việt có tâm lý rằng con phải ăn thật nhiều mới khỏe mạnh và mau lớn. Tuy nhiên đều này chưa hẳn là đúng. Bởi đối với mỗi trẻ hệ tiêu hóa và hấp thu lại khác nhau, không phải ai cũng như ai. Hãy tạo ra chế độ ăn khoa học cho bé, ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa đều không tốt. Điều này lâu dài sẽ hình thành nỗi sợ hãi của bé mỗi khi đến bữa ăn. Vì vậy, hãy để trẻ thoải mái hứng thú với đồ ăn, điều quan trọng là công thức cháo ăn dặm của mẹ phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Không cho bé ăn hoa quả, rau củ tươi

Chất xơ hòa tan là chất rất cần thiết để đường ruột của bé hấp thu tốt nhất. Nếu ít chất khoảng và vitamin, có thể bé sẽ gặp các hiện tượng như đi ngoài, táo bón. Bởi vậy mẹ có thể cho bé ăn hoa quả tươi mát như táo, lê, nước ép bưởi, bơ…Ngoài ra, bạn có thể hầm nước rau củ rồi lấy nước nấu cháo hoặc xay nghiền rau củ nấu cùng cháo cho bé ăn.

Mẹ nên cho bé ăn hoa quả tươi hoặc nước ép để tốt cho đường ruột của bé
Mẹ nên cho bé ăn hoa quả tươi hoăc nước ép hoa quả để tốt cho đường ruột của bé.

Cách chọn nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho bé

Đối với trẻ ăn dặm từ 6 – 8 tháng, bạn cần chọn những thực phẩm dành cho bé như lòng đỏ trứng gà, chim bồ câu, tim heo, nước xương hầm, bí xanh, bí đỏ, bông cải xanh, thịt bò, heo và một số món tanh như bột cua đồng, cá lóc, lươn.

Ở giai đoạn này mẹ vẫn cần hạn chế các món ăn tanh như tôm, ghẹ, ngao… và chưa thể cho bé ăn cháo hạt và thức ăn lớn. Thay vào đó hãy để trẻ quen với cháo mịn và hình thành phản xạ nhai, nuốt rồi mới chuyển sang cháo hạt. Thông thường, ở giai đoạn qua 9 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được cháo hạt.

Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng: mẹ có thể cho bé ăn tôm xay, yến mạch, đậu xanh, ghẹ …. Và có thể thêm muối vào cháo của trẻ ở giai đoạn này. Tuy nhiên vẫn cần thiết kế thực đơn đa dạng, không nên để trẻ ăn quá nhiều gia vị.

Giai đoạn trẻ trên 1 tuổi: Lúc này hệ tiêu  hóa và miễn dịch của trẻ đã khá giống người lớn, bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm xay nhuyễn. Khi này cần tìm hiểu bé ăn thích ăn gì để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Về bột gạo xay mẹ hãy dành thêm thời gian mua gấc chín, tách múi phơi khô hoặc hạt sen, đậu đen, đâu xanh phơi khô và xay mịn cùng gạo. Vừa tiết kiệm thời gian lại có bổ sung dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên, mỗi lần xay bột gạo chỉ nên dùng một loại trong các thực phẩm kể trên. Nên xay vừa đủ cho bé ăn khoảng 15  ngày cho 1 lần xay, không nên xay quá nhiều một loại khiến bé dễ chán.  Ví dụ, mẹ xay bột cùng gấc đỏ cho bé ăn khoảng 2 tuần, sau đó chuyển sang xay bột cùng hạt sen cho bé ăn khoảng 2 tuần khác…Cứ như vậy với các loại hạt khác.

Chọn thực đơn nấu cháo ăn dặm cho bé
Đa dạng thực đơn không khó, cái khó là bạn phải nắm được những thực phẩm nào có lợi dành cho con.

5 công thức nấu cháo ăn dặm cho trẻ 6- 8 tháng

Cháo tim heo + cà rốt + hạt sen+ phô mai

– Bột gạo xay sẵn ( nếu trong bột đã có sẵn hạt sen xay cùng gạo thì không cần xay thêm hạt sen bỏ vào)

– Cà rốt luộc nghiền mịn khoảng 1 thìa canh

– Một lạng tim hấp chín heo xay mịn

– ½ phô mai cục tán nhỏ

– Khuấy bột gạo cùng nước, bột sắp chín đổ tim heo, phô mai và cà rốt khuấy đến khi gần chín thì bỏ thêm vài giọt dầu olive.

Cháo lươn + bí đỏ + nước hầm xương – công thức nấu cháo ăn dặm cho bé khỏe mạnh, tăng đề kháng

– Bột gạo xay mịn

– Nước hầm xương ninh sẵn ( không cho muối)

– Lươn là sạch, hấp chín, lọc sạch xương, xay nhuyễn khoảng 3 thìa canh

– Bí đỏ luộc chín xay mịn khoảng 2 thìa canh

Cháo chim bồ câu + hạt sen + nấm hương

Bột gạo xay mịn cùng hạt sen

– Nấm hương ( 2 cái) rửa sạch cho xay cùng thịt bồ câu đã lọc xương (khoảng 4 thìa canh thịt chim câu)

– Đừng quên một vài giọt dầu olive bỏ vào khi cháo sắp chín

Sử dụng gấc chín và xay min cùng gạo
Mẹ hãy dành thêm thời gian mua gấc chín, tách múi phơi khô hoặc hạt sen, đậu đen, đâu xanh phơi khô và xay mịn cùng gạo

Cháo thịt bò + bí đỏ + phomai

– Bột gạo xay mịn

– Bí đỏ luộc chín xay mịn khoảng 2 thìa canh

– thịt bò hấp chín,  xay nhuyễn không ướp bất cứ gia vị nào, khoảng 4 thìa canh

– Phô mai tán nhỏ ( dùng ½ miếng phoomai con bò cười)

– Thêm một vài giọt dầu olive

Cháo gà + nấm hương + hoa thiên lý – công thức nấu cháo ăn dặm giàu chất sơ cho bé

– Bột gạo xay mịn

– Luộc hoa thiên lý lấy nước sau đó xay nhuyễn khoảng 2 thìa canh hoa thiên lý

– Ức gà hấp chín, xay nhuyễn cùng nấm hương, khoảng 4 thìa canh gà và 2 nấm hương.

– Thêm vài giọt dầu olive

5 công thức nấu cháo ăn dặm cho trẻ 8 – 11  tháng

Trước khi tham khảo công thức nấu cháo ăn dặm cho bé từ 8 đến 11 tháng tuổi, các mẹ nên nhớ rằng ở giai đoạn này cần tăng lượng cháo cho bé từ 2 – 3 lần vì bé đã cần nhiều năng lượng hơn. Vì thế mà lượng thức ăn cũng tăng lên từ 2 – 3 lần

Cháo cá diêu hồng + rau muống

– Bột gạo xay mịn

– Vài lá rau muống luộc chín xay mịn

– Một khoanh Cá điêu hồng hấp tái, lọc xương, băm nhuyễn

– Thêm vài giọt dầu olive

Cháo yến mạch + các lóc + bí đỏ – công thức nấu cháo ăn dặm cho bé thông minh, trí nhớ tốt

– Bột yến mạch

– cá lóc hấp chín, lọc xương, xay nhuyễn khoảng 1 khoanh

– Bí đỏhấp chín, xay nhuyễn, khoảng 3 thìa canh

– Thêm một thìa dầu olive hoặc dầu mè

Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng: mẹ có thể cho bé ăn tôm xay, yến mạch, đậu xanh, ghẹ
Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng: mẹ có thể cho bé ăn tôm xay, yến mạch, đậu xanh, ghẹ

Cháo tôm + súp lơ xanh + phô mai

– Bột gạo xay sẵn

– Tôm hấp chín, bóc vỏ, làm sạch rồi xay nhỏ khoảng 6 thìa

– 1 cục phô mai tán nhỏ

– Súp lơ xanh luộc phần bông cải, lấy nước nấu cháo và xay nhuyễn súp lơ khoảng 3 thìa

Cháo Dashi + trứng gà + bí đỏ

– cháo bột gạo xay nhuyễn cùng dashi cá bào tảo bẹ tỷ lệ 1:5

– 2 trứng gà ta luộc lấy lòng tỏ tán mịn

– Bí đỏ luộc chín xay mịn khoảng 3 thìa

– Thêm một thìa sầu olive hoặc dầu mè

Không để bé ăn đồ ăn dặm trong tủ lạnh
Đừng vì tiết kiệm thời gian mà nấu một nồi cháo lớn cất tủ lạnh cho bé ăn trong cả ngày

Cháo thịt heo/ bò + bí xanh + nước hầm xương

– Bột gạo xay sẵn cùng hạt sen

– Nước hầm xương ( có thể cho một chút muối)

– Bí xanh luộc chín xay nhuyễn khoảng 3 thìa canh

– Thịt heo hoặc thịt bò hấp tái xay mịn

– Thêm dầu olive hoặc dầu mè

Trong khi nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ đừng quên cho thêm một thìa dầu ăn loại dành cho bé
Trong khi nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ đừng quên cho thêm một thìa dầu ăn loại dành cho bé

Sử dụng cháo ăn dặm Matsuya

Nếu các mẹ trẻ không có nhiều thời gian để chăm sóc con yêu của mình, hoặc là cách thức nấu ăn chưa thật sự làm con thích thú thì cũng đừng vội lo lắng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cháo dinh dưỡng vô cùng tốt cho bé. Chúng được nghiên cứu từ những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản để cho ra những sản phẩm cháo ăn dặm tốt nhất cho bé mà mẹ lại có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để làm những việc khác.

Những loại cháo ăn dặm của Nhật nổi tiếng trên thị trường hiện nay như: Matsuya, Mabu, Meiji… NCPP đặc biệt gửi đến bạn đề xuất về cháo ăn dặm Matsuya, một loại cháo được Nhật Bản nghiên cứu và tìm ra với hơn 111 năm cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho các bé. Sẽ có những thực đơn cực kì ngon miệng và bổ dưỡng cho bé. Hy vọng đây sẽ là giải pháp giúp cho những mẹ nấu ăn chưa ngon, có ít thời gian, hoặc muốn đi du lịch xa cùng con.

Cách bảo quản cháo ăn dặm cho bé

Đối với thực phẩm để nấu cháo ăn dặm cho bé như thịt, rau củ quả,  pho mai… không dùng hết, mẹ nên bọc chúng trong hộp nhựa thông khí rồi để chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cần lấy ra có thể hấp cách thủy hoặc sử dụng qua lò vi sóng trước khi cho bào nồi cháo của bé. Tuy nhiên cách này chỉ bảo quản đươcj thực phẩm tươI  sống  trong 1 – 2 ngày. Nếu quá thời gian này mẹ nên mua đồ khác tươI ngon hơn.

Đối với cháo ăn dặm đã nấu nhưng trẻ không ăn hết. mẹ nên đẻ chúng vào bát sứ và bọc chúng bằng một lớp nilong. Dùng tăm đâm 1 vài lỗ trên bề mặt nilong để thoáng khí. Với loại thức ăn đã nấu chisn này bạn chỉ để đươcj nhiều nhất một ngày, không nên để qua đêm rồi mới cho trẻ ăn. Bởi vậy, trươcs khi nấu hãy nấu vừa đủ cho trẻ, đừng để thừa vì nếu cho bé ăn tiếp sẽ không ngon mà bỏ sẽ rất lãng phí.

Bảo quản cháo ăn dặm cho bé

Trên đây là tổng hợp 10 công thứ’c nấu cháo ăn dặm cho bé thông minh và phát triển toàn diện, không còn biếng ăn. Những công thức đã được rất nhiều mẹ Việt áp dụng và thực hành cho bé yêu của mình. NCPPB hi vọng chúng có thể giúp ích cho bạn và con yêu.