Có thể nói khoai lang rất dễ trồng với khoảng thời gian thu hoạch ngắn và đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Nhưng làm sao để trồng và chăm sóc khoai lang đúng kỹ thuật, mang lại năng suất cao thì bạn hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Thời vụ thích hợp trồng khoai lang
Nên trồng khoai lang vào tháng mấy? Khoai lang có thể trồng quanh năm và nếu trồng đúng thời vụ thì sẽ mang lại năng suất vô cùng cao.
Thời vụ khoai lang thích ở để trồng:
- Nên trồng vào vụ đông từ tháng 9 – tháng 10. Thu hoạch tháng tháng 1 – tháng 2 năm sau
- Nên trồng vào vụ xuân từ tháng 3 trở đi. Thu hoạch tháng tháng 7- tháng 8.
- Nên trồng vào vụ hè thu từ tháng 5 – tháng 6. Thu hoạch vào tháng 8- tháng 9.
Chuẩn bị trước khi trồng khoai lang
Làm đất
Bất kỳ loại đất nào cũng đều thích hợp để trồng khoai lang. Khi này đòi hỏi đất trồng phải bảo đảm được khả năng thoát nước tốt và bạn cần phải làm đất thật kỹ càng bằng cách cày bừa, làm đất tơi xốp và làm sạch toàn bộ cỏ dại. Đất trồng ngay sau khi làm thì cần bón lót và tiến hành làm luống có chiều rộng từ 1,2m – 1,5m và chiều cao của đất trồng luống từ 35- 40cm. Bạn nên ưu tiên làm luống theo hướng Đông Tây là hợp lý nhất, để tạo điều kiện cho khoai lang phát triển thuận lợi, mang lại năng suất cao.
Nhân giống khoai
Việc nhân giống khoai lang vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng được. Để nhân giống khoai lang thì bạn cần thực hiện như sau:
- Chọn dây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, đặc biệt là dây chưa rễ, chưa ra hoa và dây bánh tẻ
- Đối với dây thì yêu cầu độ tuổi từ 45-75 ngày là hoàn toàn hợp lý để có thể nhân giống hạt đạt tỷ lệ cao.
- Lựa chọn dây đoạn 1 và 2 ước tính từ ngon để làm dây giống, yêu cầu chiều dài của dây sẽ là từ 25 – 30cm.
- Khi chọn dây hoặc củ để làm giống thì phải đạt tiêu chuẩn giúp cho quá trình trồng cây thuận lợi và cây được phát triển tốt. Thường thì khi nhân giống khoai lang thì người trồng đều sẽ nhân giống bằng dây là chủ yếu, bởi nó vừa kinh tế là phát triển nhanh hơn.
Cách trồng khoai lang theo tiêu chuẩn
Trong cả quá trình trồng khoai lang thì bạn cũng nên lưu ý và đáp ứng được các điều như sau:
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và những tiêu chuẩn cần thiết hỗ trợ cho quá trình canh tác mang lại hiệu quả cao
- Tiến hành trồng cây đúng cách, đạt chuẩn là vô cùng quan trọng. Bởi nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bén rễ và phát triển của cây trồng.
- Chọn trồng vào thời điểm thời tiết mát mẻ, đất có độ ẩm vừa phải để hỗ trợ cho quá trình trồng diễn ra thuận lợi hơn. Qua đó bảo đảm được cho dây giống phát triển tốt và không gặp các ảnh hưởng tiêu cực dẫn tới bị chết dây.
- Tiến hành trồng cây với mật độ tiêu chuẩn là từ 38 – 49 nghìn khóm/ha là phù hợp nhất. Và nó sẽ tương đương với khoảng cách là từ 5-6 dây/m dựa vào chiều dài của cuống.
- Bạn phải trồng dây giống khoai theo hàng đơn, nên vùi dây ở giữa dọc theo cuống và cách dây nối đuôi nhau. Ngoài ra, đoạn dây này còn phải bảo đảm nằm song song với mặt luống từ 5-10cm, tương đương với 2 đốt. Tốt nhất là bạn nên vùi dây giống khoai ở độ sâu 5cm là được.
Cách chăm sóc khoai lang
Việc trồng khoai lang đúng cách và bảo đảm chăm sóc đúng tiêu chuẩn thì sẽ giúp cho khoai lang được sinh trưởng và phát triển mạnh, đem lại năng suất cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc khoai lang thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Độ ẩm của đất sẽ duy trì từ 65 – 80%. Trường hợp khoai lang gặp tình trạng khô hạn thì bạn nên tưới nước vào rãnh, nên tưới nước ngập từ ½ cho tới ⅔ luống.
- Sau khoảng thời gian trồng từ 20 – 25 ngày thì tiến hành xới đất, đồng thời làm sạch toàn bộ cỏ trên luống và kết hợp với bón phân. Ở giai đoạn này thì việc bạn phun nhẹ vào gốc cây khoai lang cần thực hiện đầy đủ và đều đặn.
- Sau khoảng thời gian từ 25-30 ngày trồng thì bạn nên bấm ngọn khoai. Đây cũng là cách để giúp cho cây sinh trưởng, đồng thời tạo điều kiện phát triển phần thân và lá trong đoạn đầu. Qua đó giúp cho cây có khả năng tích lũy chất hữu cơ.
- Nhấc cây để làm đứt toàn bộ rễ con, sao cho toàn bộ chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào củ. Việc bạn nhấc dây khoai lang cần thực hiện thường xuyên và liên tục để bảo đảm cho dây sau khi nhấc đặt lại ở vị trí cũ. Tuyệt đối không xuất hiện tình trạng lật dây, tránh làm tổn thương thân và lá.
- Thăm và kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng bạt chống cỏ để ngăn chặn cỏ dại mọc xung quanh và tạo điều kiện thuận lợi nhất để khoai lang phát triển hiệu quả.
Cách bón phân khi trồng khoai lang
Bón phân là một trong những công đoạn có thể nói là cực kỳ quan trọng, nó góp phần vào việc tăng hoặc giảm năng suất của khoai lang trong quá trình trồng và chăm sóc. Chính vì thế mà việc bón phân bạn cũng cần tuân thủ đúng theo yêu cầu, thực hiện lần lượt từng quy trình. Việc bạn thực hiện đúng khi trồng khoai lang sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao, năng suất đạt cao hơn mong đợi.
Bón lót
Trước tiên bạn cần phải tiến hành bón lót cho khoai lang. Khi này bạn nên bón lót và sử dụng phân hữu cơ 3 con gà hoặc bạn có thể sử dụng phân hữu cơ Organic 1, với lượng phân bón sử dụng là từ 50 – 70kg/1000m2/ lần. Đặc biệt, trong bón lót thì bạn có thể kết hợp với vun xới và tưới nước trước khi trồng khoai lang nhé.
Bón thúc
Trong khoảng thời gian bạn đang trồng khoai lang ruột vàng thì quá trình bón thúc bạn cũng cần phải lưu ý. Tốt nhất là bạn nên chia thành 2 đợt vào 2 thời điểm khác nhau, cụ thể như sau:
- Bón thúc cho khoai lang lần 1: Bạn nên tiến hành bón thúc sau khoảng từ 20-25 ngày tính từ ngày trồng thì bạn hãy sử dụng phân bón NPK Hà Lan theo tỷ lệ 20:20:15 với lượng phân bón từ 20- 30kg/1000m2/lần.
- Bón thúc cho khoai lang lần 2: Bạn nên tiến hành bón thúc vào thời điểm nuôi củ. Khi này bạn hãy sử dụng phân bón NPK Hà Lan theo tỷ lệ 17:7:17 với lượng phân bón từ 30-40kg/1000m2/lần.
Phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng khoai lang
Việc phòng trừ sâu bệnh hại là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong trồng bất kỳ một loại cây trồng nào. Riêng với khoai lang thì một số loại bệnh hại mà bạn thường gặp sẽ là sâu sa, bọ hà, sâu khoảng,… Để phòng trừ sâu bệnh hại cho khoai lang thì bạn cần phải thực hiện các điều như sau:
- Bạn cần phải bảo đảm cho quá trình thu hoạch khoai lang đúng tuổi. Điều này nhằm tránh tình trạng bọ hà xuất hiện trong khoai và xâm nhập vào củ khoai cắn phá.
- Với những củ khoai đã bị bọ hà xâm nhập thì bạn cần xử lý sớm, ngay sau khi thu hoạch khoai. Bạn phải làm ngay để bảo đảm cho không lây lan sang phá hoại các củ khác.
- Sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng khi phun và phát hiện sâu bệnh để tiêu diệt nhanh chóng
- Ngay sau khi thu hoạch thì bạn nên chú ý cày đất, phơi ải và thu dọn toàn bộ tàn dư với những mẫu khoai còn sót lại nhằm mục đích loại bỏ toàn bộ sau bệnh đang cư trú.
- Sử dụng các loại lưới chắn côn trùng để giảm thiểu tối đa các loại côn trùng gây hại cho vườn khoai lang nhà bạn
Tham khảo thêm các vật liệu có ích cho làm nông tại Hsia Cheng – Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp lưới nông nghiệp Đài Loan chính hãng
Kết luận
Có thể nói rằng, mỗi một loại giống cây trồng đều sẽ có những yêu cầu kỹ thuật trồng khác nhau.Chính vì thế mà bạn cần phải áp dụng một cách chính xác để sao cho quá trình canh tác diễn ra thành công và thuận lợi, mang lại năng suất phù hợp. Nếu bạn đang có ý định trồng khoai lang thì bạn hãy tham khảo bài viết trên và áp dụng đúng kỹ thuật để mang lại năng suất cao nhé bạn.