Hiện nay trong nông nghiệp có đến hàng trăm loại côn trùng và sâu bọ, tuy nhiên chỉ có 0,1% trong số đó là có lợi. Số còn lại đều là các loài gây hại cho cây trồng và nông sản. Những loài côn trùng, sâu bộ này tuy kích thước nhỏ nhưng số lượng lại khá đồng nên mức độ phá hoại khá nặng nề. Bài viết sau đây sẽ đưa ra các biện pháp chống côn trùng phá hoại 4.0, cùng National Collection of Plant Pathogenic… tham khảo nhé.
Các loại côn trùng phá hoại nông nghiệp thường gặp
Có rất nhiều loại côn trùng và sâu bọ phá hoại nông nghiệp, trong đó có một số loài thường gặp như:
- Sâu Bướm: đây là loài côn trùng gây hại vô cùng đáng sợ, bởi tốc độ sinh trưởng và phát triển của chúng quá nhanh. Nguồn thức ăn của chúng cũng rất nhiều như bắp cải, súp lơ xanh, cải xoăn, cải xanh, cà chua, dưa chuột, các loại rau, củ… Khi vườn rau vào giai đoạn trổ hoa, các đàn bướm sẽ bay đến, đẻ trứng trên các cây này. Sau đó trứng bắt đầu nở ra ấu trùng, và chúng bắt đầu ăn các chồi, lá trên các loại rau củ quả đó. Sức ăn của chúng rất khủng khiếp cho nên mức độ phá hoại của chúng rất lớn.
- Rệp: đây là loại con trùng có hại xuất hiện nhiều nhất trong nông nghiệp. Chúng có kích thước nhỏ nhưng thường tập trung số đông nên khá dễ để phát hiện. Chúng thường xuất hiện ở các cây ăn quả hoặc các loại hoa. Những con Rệp này sẽ tấn công vào rễ cây, thân lá và quả để hút nhựa hoặc chất dinh dưỡng trong cây. Khiến cây bị còi cọc, chậm phát triển và có thể chết. Rệp là loài côn trùng có khả năng sinh sôi nảy nở rất nhanh, chính vì vậy khi phát hiện cần tiêu diệt gấp. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra các cây trồng để phát hiện kịp thời.
- Các loài Sên: Ốc Sên và các loại Sên có tốc độ di chuyển chậm chạp, nhưng tốc độ phá hoại của nó lại trái ngược hoàn toàn. Thức ăn của chúng chủ yếu là thân và lá của các loại rau, cây ngắn ngày. Các vết cắn của loài sâu bọ này dễ làm cây bị nhiễm bệnh, kém phát triển. Đây là loại sâu bọ được liệt vào danh sách các loài phá hoại nông nghiệp nghiêm trọng.
- Bọ Sâu Tai: có kích thước khá lớn, vẻ ngoài khá đáng sợ, dáng thon dài và 2 cái càng bự. Loại sâu này thường trú ẩn ở các bụi rậm, bụi cây hoặc các vùng ẩm ướt. Bọ Sâu Tai ăn cả thực vật lẫn các con côn trùng có lợi nên đây là loài cần phải phòng và tiêu diệt sớm. Các vết cắn của nó có thể làm rau củ quả bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
- Bọ Trĩ: đây là loại côn trùng rất khó để tiêu diệt và khiến không ít người nông dân đau đầu. Do có kích thước khá nhỏ nên rất khó nhận thấy chúng. Bọ Trĩ chuyên hút chất dinh dưỡng và nhựa của cây, đồng thời truyền virus làm cây nhiễm bệnh. Chúng thường tấn công theo bầy và đối tượng của Bọ Trĩ là các loài hoa và cây ăn quả.
Tác hại của côn trùng phá hoại nông nghiệp
Có thể nói, côn trùng là loài có số lượng đông đảo nhất hiện nay và góp phần tạo nên sự đa dạng sinh thái. Bên cạnh những loại côn trùng có ích, giúp tăng năng suất cây trồng thì có rất nhiều loại có hại làm ảnh hưởng đến mùa màng. Nguồn thức ăn chính của các loại côn trùng có hại thường là lá cây, chồi non, nhựa cây hoặc chất dinh dưỡng trong cây.
Khi cây trồng bị côn trùng ăn hết là sẽ làm mất đi khả năng quang hợp, tổng hợp chất diệp lục. Hoặc các chồi non bị cắn phá khiến cây bị mất khả năng sinh trưởng. Ngoài ra, một số loại hút nhựa, chất dinh dưỡng, cắn phá rễ cây cũng làm cây kém phát triển, còi cọc. Từ đó cây bị suy kiệt, năng suất không đạt, chất lượng nông sản không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cây bị chết không thể thu hoạch.
Chỉ tính về lương thực, hằng năm có khoảng 83 triệu tấn lương thực bị côn trùng phá hoại. Ở nước ta, mức thiệt hại do sâu bệnh gây ra hằng năm lên đến 15%. Theo thống kế, hiện nay có hơn 500 loài côn trùng có hại. Trong số đó có hơn 50 loài phá hoại nặng, chủ yếu là bộ cánh cứng và bộ có vảy. Chính vì vậy, cần có các biện pháp chống côn trùng để chúng không xuất hiện gây hại cho mùa màng.
Các biện pháp chống côn trùng phá hoại 4.0
Với sức tàn phá của các loại sâu bọ có hại như hiện nay, rất nhiều biến pháp chống côn trùng đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng. Một số biện pháp chống côn trùng phá hoại 4.0 như:
Sử dụng lưới chống côn trùng
Lưới chống côn trùng được làm bằng nhựa và được đan bằng máy, có dạng hình lưới với các mắt lưới siêu nhỏ. Nó thường được dùng để làm nhà lưới trồng cây trong nông nghiệp, hoặc dùng trong chăn nuôi. Có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng, sâu bọ phá hoại và làm giảm thiểu các tác động xấu của môi trường như bụi bẩn, gió lớn…
Một số ưu điểm nổi bật khi sử dụng lưới chống côn trùng Đài Loan như:
- Giúp phòng chống các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại hiệu quả để cây trồng được sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.
- Thích hợp sử dụng được trong các mô hình canh tác có quy mô nhỏ như hộ gia đình, nhà vườn … cho đến quy mô canh tác lớn như trang trại.
- Lưới chống côn trùng không gây tác động đến cây trồng nên có thể sử dụng với nhiều loại cây khác nhau.
- Được làm bằng chất liệu khá bền, khó rách, có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài. Tuổi thọ của lưới thường tầm 1-2 năm, còn loại cao cấp có thể lên đến 5 năm.
- Có thể kết hợp với màng nhà kính để tăng hiệu quả bảo vệ cho cây cũng như lấy ánh sáng cho cây trồng.
- Chịu được các loại thời tiết và sự thay đổi khí hậu liên tục trong năm
- Lưới có trọng lượng khá nhẹ nên có thể vận chuyển và lắp đặt dễ dàng. Đồng thời có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng.
- Trọng lượng của lưới côn trùng nhẹ nên có thể cơ động, vận chuyển và thi công dễ dàng, đơn giản.
Tóm lại đây là một biện pháp chống côn trùng phá hoại khá an toàn và thân thiện với môi trường, được rất nhiều người nông nhân, nhà vườn, trang trại sử dụng.
Dùng các chất hóa học diệt côn trùng
Đây là một biện pháp chống côn trùng truyền thống và đang được ứng dụng khá rộng rãi. Chúng ta sẽ sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh pha với nước và cho vào bình để phun trên diện rộng. sau khi thuốc được phun lên cây, côn trùng ăn phải sẽ chết. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt côn trùng, sâu bệnh nhưng cần lưu ý về liều lượng khi sử dụng. Bởi vấn đề tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên nông sản ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.
Dùng thiên địch để diệt các loài côn trùng có hại
Một trong những biện pháp chống côn trùng phá hoại hữu hiệu là nuôi thiên địch. các loài thiên địch sẽ tiêu diệt các côn trùng có hại và bảo vệ cây trồng theo cách tự nhiên. Một số loài thiên địch phổ biến hiện nay như; bọ rùa, bọ ngựa, chuồn chuồn, kiến vàng…
Tạo môi trường thoáng mát
Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa an toàn và khá hiệu quả. Bởi các loại côn trùng thường sinh sống ở nơi bụi rậm ẩm thấp. Thường xuyên dọn dẹp vườn, tạo môi trường thông thoáng để côn trùng, sâu bệnh có hại không có nơi để sinh sống và phát triển. Khi môi trường thông thoáng, không những ngăn ngừa côn trùng sâu bệnh mà cây trồng cũng phát triển tốt hơn.
Tóm lại, hiện nay có rất nhiều côn trùng, sâu bọ phá hoại nông nghiệp. Chính vì vậy, hãy lựa chọn và áp dụng các biện pháp chống côn trùng phù hợp để cây phát triển tốt và có một mùa vụ đạt năng suất cao nhé.