Chất thải y tế là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà dịch vụ y tế hiện nay. Vấn đề quản lý và phân loại chất thải dùng trong y khoa, y tế vẫn đang là vấn đề đau đầu, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn cho môi trường. Hãy cùng NCPPB tìm hiểu cách giải quyết và giải pháp phù hợp thông qua bài viết phía dưới.
Chất thải y tế là gì?
Chất thải y tế là loại chất thải được phát sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế như: hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu…Loại chất thải này thường ở dạng rắn, lỏng, khí. Thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: chất thải sinh học, chất thải lâm sàng, chất thải truyền nhiễm…cần có phương thức lưu trữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt theo quy định riêng để không gây hại đến sức khỏe, an toàn cho môi trường.
Phân loại chất thải y tế
Cần được phân loại đúng để góp phần làm giảm nguy cơ phát tán sinh vật gây bệnh hoặc các tác có độc tính, làm giảm chi phí mà bệnh viện phải chi trả. Có 2 loại chủ yếu:
Chất thải rắn y tế nguy hại
Chất thải rắn y tế nguy hại tồn tại dưới 3 dạng cơ bản:
- Chất thải rắn lây nhiễm: Loại chất thải này phát sinh từ quá trình khám bệnh, điều trị, giám định, phòng ngừa bệnh ở người, Có chứa vi sinh vật hay độc tố sinh học lây bệnh cho người. Loại chất thải này bao gồm: chất thải sắc nhọn (kim tiêm, kim châm cứu, ống xét nghiệm thủy tinh, lưỡi dao cạo dùng cho người bệnh…); chất thải không sắc nhọn (các chất thải thấm máu, dịch cơ thể; chất thải phát sinh từ phòng cách ly, găng tay y tế…); chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (phát sinh trong các phòng thí nghiệm); và chất thải giải phẫu (mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người được thải ra sau phẫu thuật…) Công ty chỉ phẫu thuật CPT cho biết rằng đây là 1 rác thải quan trọng cần được sử lý ngay.
- Chất thải hóa học nguy cơ lây hại bao gồm: các loại thuộc kém phẩm chất, quá hạn sử dụng; các loại hóa chất, chất khử khuẩn chứa các thành phần hóa học nguy hại; các thuốc gây độc tế bào thải bỏ và vỏ chai, lọ đựng các loại thuốc gây độc tế bào; nhiệt kế thủy ngân hỏng, pin thải, bóng đèn huỳnh quang hỏng; bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có chứa các chất vượt ngưỡng quy định…
- Chất thải phóng xạ: Bao gồm các loại thuốc hoặc hóa chất phóng xạ thải bỏ theo danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu trong chẩn đoán và điều trị; các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán điều trị có chất phóng xạ thải bỏ; bơm tiêm, kim tiêm, quần áo, găng tay y tế nhiễm xạ…
Chất thải y tế thông thường
Là loại chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, các chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ. Chất thải này bao gồm 2 loại cơ bản sau:
Chất thải không có khả năng tái chế: Bao gồm chất thải sinh hoạt từ các khoa, phòng, các buồng bệnh không cách ly, không có khả năng tái chế; chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế không bị lây nhiễm; chất thải ngoại cảnh; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế có nồng độ các yếu tố gây nguy hại dưới ngưỡng quy định…
Chất thải có khả năng tái chế: Là các chất phát sinh từ các công việc hành chính; chất sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh không cách ly; chất thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn; chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý bằng công nghệ khử khuẩn an toàn và có khả năng tái chế.
Từng loại chất thải y tế phải được phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại được phân loại riêng trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định.
Quản lý chất thải y tế
Việc phân loại và quản lý chất thải trong y khoa, y tế cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải cần đúng quy trình an toàn.
Thu gom
- Đối với chất thải lây nhiễm: Phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu trữ chất thải trong khuôn viên y tế. Trong quá trình thu gom phải buộc kín, thùng đựng phải có nắp đậy kín để không bị rơi, rò rỉ chất thải ra môi trường. Các cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế. Loại chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý sơ bộ trước khi về khu lưu trữ. Tần suất thu gom ít nhất là 1 lần/ ngày.
- Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm: Được thu gom và lưu trữ riêng tại khu lưu trữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Các chất thải có chứa thủy ngân phải được thu gom, lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp để không rò rỉ hay phát tán thủy ngân ra môi trường.
- Đối với chất thải thông thường: Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế và không phục vụ mục đích tái chế phải được thu gom riêng.
Lưu giữ
Đối với các cơ sở y tế thực hiện xử lý theo mô hình cụm cơ sở và bệnh viện
- Phải có mái che cho khu vực lưu giữ. Nền đảm bảo không bị ngập nước, tránh nước mưa chảy từ ngoài vào, không chảy tràn chất lỏng ra ngoài.
- Có phân chia các ô hoặc dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại hoặc từng nhóm chất thải có cùng tính chất. Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp đối với các loại chất thải y tế nguy hại.
- Có vật liệu hấp thụ và xẻng để xử lý trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải nguy hại ở dạng lỏng. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
Đối với các cơ sở y tế khác
- Cũng như cách lưu trữ đối với mô hình cụm cơ sở và bệnh viện, nơi lưu trữ phải có mái che. Nền đảm bảo không bị ngập nước, tránh nước mưa chảy từ ngoài vào, không chảy tràn chất lỏng ra ngoài.
- Bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa, phù hợp với các loại chất thải và lượng chất thải phát sinh trong cơ sở y tế.
- Dụng cụ, thiết bị lưu giữ chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải được lưu giữ riêng tại khu vực lưu trữ trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu trữ trong điều kiện bình thường không quá 2 ngày. Trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8 độ C tối đa là 7 ngày.
Xử lý chất thải y tế
Căn cứ vào quy định tại khoản 4, điều 49 Nghị định số 38/ 2015/ NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu. Áp dụng xử lý rác thải y tế dưới 3 hình thức như sau:
Xử lý rác thải tập trung
Đối với các thành phố, khu đô thị lớn hay những nơi có các doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn nguy hại. Được thu gom và xử lý tập trung tại các cơ sở xử lý có đủ điều kiện. Đảm bảo xử lý triệt để, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường.
Xử lý theo cụm
Hình thức này đang được áp dụng khá rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế địa phương. Phù hợp cho những cơ sở y tế quy mô nhỏ và có khoảng cách gần nhau. Mô hình xử lý chất thải y tế theo cụm không phải thực hiện các thủ tục để được cấp phép xử lý CTNH. Nhưng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Xử lý tại chỗ
Áp dụng đối với những nơi chưa có cơ sở xử lý tập trung, theo cụm hay tại các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, phù hợp với điều kiện cơ sở. Tuy nhiên, hình thức này phải được Sở TN&MT cho phép trong quá trình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Cho đến nay, quản lý, phân loại chất thải y tế vẫn là vấn đề nóng không chỉ đổi với ngành y tế. Mà nó còn là vấn để nan giải đối với toàn xã hội. Việc xử lý tốt sẽ giảm thiểu được hàng trăm tấn rác thải từ các bệnh viện đẩy vào môi trường mỗi ngày. Giảm thiểu nguồn lây bệnh, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Mỗi cơ sở y tế, mỗi gia đình, mỗi cá nhân hãy cùng chung tay tìm giải pháp bảo vệ môi trường, hành động nhỏ cũng góp phần kiến tạo nên không gian sống trong lành, không rác thải.