Những lĩnh vực đang được ứng dụng công nghệ sinh học

Những lĩnh vực đang ứng dụng công nghệ sinh học.

Với sự tiến bộ của Khoa học – Kỹ thuật hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển của các ngành nghề khác, trong đó điển hình là công nghệ sinh học. Đây là một lĩnh vực không mới ở các quốc gia phát triển, thường xuyên có những phát minh mới, tuy nhiên với những nước còn đang phát triển như Việt Nam lĩnh vực này chưa thật sự quá bật lên. Dưới sự phát triển của nền kinh tế, những năm gần đây lĩnh vực này đã được phổ biến hơn. Bài viết dưới đây, NCPPB xin chia sẻ một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sống hàng ngày.

Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là lĩnh vực nghiên cứu trên các vật thể sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nuôi cấy hiện đại, tiên tiến để làm biến đổi các sinh vật có lợi tùy theo mục đích, nhằm tạo ra những thành phẩm ưu tú phục vụ đời sống – xã hội. Có thể kể tên cụ thể một số ngành ứng dụng công nghệ sinh học như công nghệ tế bào động – thực vật, công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ protein và enzyme, công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học nano, công nghệ sinh học biển, công nghệ vật liệu sinh học, công nghệ sinh – y học và tin sinh học…

Ngành công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học thật sự là gì?

Theo số liệu thống kê, lĩnh vực công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Và cho đến lúc đó, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này, theo Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT chia sẻ. Hơn nữa yêu cầu trình độ chuyên môn nhân lực trong lĩnh vực này rất cao, nên hiện không quá nhiều bạn trẻ theo đuổi nó. Do đó, triển vọng nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ theo học ngành này là rất lớn, với nhiều cơ hội việc làm cùng mức lương hấp dẫn cùng với chế độ thăng tiến, phúc lợi tốt.

Những ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực

Trong nông nghiệp

Hiện trong Nông nghiệp việc ứng dụng công nghệ sinh học đã xuất hiện với nhiều mô hình khác nhau như: lai tạo được các giống cây trồng; ủ phân hữu cơ vi sinh, nhân giống trong ống nghiệm, kỹ thuật sản xuất cây đơn bội, công nghệ Nano để tăng tỷ lệ nảy mầm, nuôi cấy mô… (trồng trọt); lai tạo giống vật nuôi đáp ứng mọi điều kiện ngoại cảnh, xử lý chất thải, cấy chuyển phôi, tạo vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi (chăn nuôi); nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy điện, chế phẩm sinh học biowish dùng để nuôi tôm (thủy sản)… Việc ứng dụng công nghệ sinh học được xem là bước đột phá để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tăng năng suất, tạo ra giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Trong y dược

Công nghệ sinh học đã để lại nhiều thành tựu trong lĩnh vực y học, tiêu biểu là sản xuất ra các loại thuốc, vắc-xin, kháng sinh, kháng thể đơn dòng hoặc protein có hoạt tính sinh học. Sự ra đời của chúng chính là thứ vũ khí hữu hiệu nhất để con người chủ động phòng chống hoặc diệt trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mà trong quá khứ đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mệnh như đậu mùa, trái rạ, dại, viêm gan siêu vi… hoặc áp chế bệnh nan y chẳng hạn insulin chữa bệnh tiểu đường, interferon khắc chế ung thư…  Không dừng ở đó, công nghệ sinh học còn giúp cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua kỹ thuật gen. Hiện nay, tất cả các bệnh lạ, bệnh nguy hiểm gồm SARS, Cúm A/H1N1, cúm AH5N1, cúm A/H7N9, các vi sinh vật có khả năng gây ung thư, vi khuẩn lao kháng thuốc… đều có khả năng được chẩn đoán bằng việc ứng dụng kỹ thuật gen. Công nghệ sinh học cũng giúp các nhà pháp ý nghiên cứu về giải trình tự gen hệ gen, giám định gen phục vụ công tác hình sự.

Trong chế biến – bảo quản thực phẩm

Công nghệ sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến – bảo quản thực phẩm, một ngành đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể việc áp dụng công nghệ này bằng cách tuyển chọn các vi sinh vật có khả năng lên men tốt, sau đó dùng công nghệ lên men để tạo ra các sản phẩm dùng chế phẩm lên men như phô mai, rượu, sữa chua… hoặc các chất tăng hương vị như citric acid, amino acid… Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm cũng được cải tiến đáng kể chính nhờ những công nghệ đông khô, công nghệ tẩm ướp gia vị, công nghệ lên men…  đòi hỏi phải có những trang thiết bị và máy móc kỹ thuật hiện đại giúp chọ thực phẩm được bảo quản lâu hơn mà không mất đi chất dinh dưỡng cũng như hương vị vốn có.

Công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm
Công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm

Trong bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường luôn là chủ đề nóng tại các quốc gia, khi rác thải tích lũy trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều, nhưng lại không kịp phân hủy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Do đó con người đã nghiên cứu các công nghệ sinh học vi sinh vào việc xử lý môi trường. Hầu hết những vấn đề đó được giải quyết theo các hướng như vi sinh vật, men phân hủy yếm khí nhằm phân hủy chất thải khác nhau, bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống xử lý nước thải trong các khu – cụm công nghiệp, biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu xử lý nước thải, dùng vi khuẩn ăn dầu để xử lý các vấn nạn ô nhiễm dầu, vi sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm như cô ban, kẽm, đồng và nhiều kim loai nặng khác, giảm thiểu ô nhiễm kim loại…. Ngoài ra người ta còn dùng nó để tạo nên các nguồn năng lượng tái sinh hay cho nguồn năng lượng cổ sinh, tăng năng suất cây trồng, tăng cường hiệu quả quang hợp của thực vật… để cân bằng nguồn tài nguyên và không khí, đây là một trong những ứng dụng nổi bật nhất được trang tạp chí uy tín magazinesusa.com đánh giá là một bước tiến lớn trong việc cải thiện vấn đề môi trường trên toàn cầu.

Bên cạnh những ứng dụng trên, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng công nghệ sinh học trong đời sống hằng ngày như trong hóa học (xà phòng, chất tẩy rửa…), dệt may, mỹ phẩm, sản xuất giấy, khai thác khoáng sản… Công nghệ sinh học ngày càng trở nên phổ biến và thiết thực hơn với xã hội, hứa hẹn sẽ là một ngành nghề đầy tiềm năng cho các cử nhân tương lai.