Hóa chất nguy hiểm là gì?

danh mục hóa chất nguy hiểm

Chắc chắn ai cũng chúng ta cũng đã từng tiếp xúc ở nhiều dạng khác nhau. Chúng tồn tại xung quanh ta, rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ xăng dầu, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… Người ta chế tạo ra hóa chất để phục vụ cho cuộc sống con người, nhưng nếu con người không sử dụng đúng cách, chúng sẽ có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Trong hóa chất, có một số hóa chất được phân là hóa chất nguy hiểm, không được tùy tiện sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu hóa chất nguy hiểm là gì nhé!

Hóa chất là gì? Hóa chất nguy hiểm là gì?

Theo khái niệm thường thấy, hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Con người muốn tách chúng ra thành những thành phần nhỏ hơn thì bắt buộc phải dùng các biện pháp bẻ gãy liên kết hóa học, không thể thực hiện bằng các phương pháp tách vật lý. Các dạng của hóa chất bao gồm: khí, lỏng, rắn và plasma. Chúng có thể thay đổi trạng thái dưới tác động của nhiệt độ, áp suất dưới dạng phản ứng hóa học để tạo thành chất hóa học khác. Theo Luật Hóa chất đã được ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007, định nghĩa về hóa chất được giải thích như sau: hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

hóa chất nguy hiểm là gì

Trong hóa chất, có những hóa chất chúng ta tiếp xúc hàng ngày và được đánh giá là an toàn (thuốc tẩy rửa, xăng dầu, dầu gội đầu, thuốc nhuộm…) nhưng có những loại hóa chất bị liệt vào nguy hiểm. Việc vận chuyển hàng hóa chất phải tuân theo quy định của pháp luật chứ không phải ai cũng có quyền vận chuyển, một số đơn vị tại Việt Nam được cấp phép vận chuyển như: Nam Phú Thịnh – vận chuyển hóa chất và hàng nguy hiểm, Proship, Vận tải phương Vy,…

Theo Luật Hóa chất 2007, hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

  • Dễ nổ
  • Ôxy hóa mạnh
  • Ăn mòn mạnh
  • Dễ cháy
  • Độc cấp tính
  • Độc mãn tính
  • Gây kích ứng với con người
  • Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư
  • Gây biến đổi gen
  • Độc đối với sinh sản
  • Tích luỹ sinh học
  • Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ
  • Độc hại đến môi trường

Phân loại và ghi nhãn và hóa chất nguy hiểm

Theo quy định của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals – GHS), những hóa chất nguy hiểm phải được dán nhãn và thể hiện ký tự tượng hình để phân loại độ nguy hiểm của nó, nhằm:

  • Nhận dạng được sản phẩm
  • Lưu ý trong quá trình vận chuyển khí hóa lỏng, vận chuyển hóa chất phải đặc biệt chú ý những hóa chất thể hiện DANGER (nguy hiểm) hoặc WARNING (cảnh báo)
  • Chỉ rõ mức độ rủi ro mà hóa chất có thể gây ra
  • Phòng ngừa hoặc nắm rõ cách xử lý hóa chất để giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng, môi trường xung quanh
  • Thể hiện thông tin của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu

phân loại hóa chất nguy hiểm

Theo Thông tư số 04/2012/TT-BCT, các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải có trách nhiệm ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường. Đối với những hóa chất nhập khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc nếu nhãn gốc không phù hợp không phù hợp với quy định của Thông tư. Về nội dung ghi trên nhãn hóa chất, các đơn vị sản xuất hay nhập khẩu phải thực hiện theo quy định tại Khoản 48 Điều 12 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và theo quy định của GHS thể hiện các nội dung gồm:

  • Tên hóa chất
  • Mã nhận dạng hóa chất
  • Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ
  • Biện pháp phòng ngừa
  • Định lượng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng (nếu có)
  • Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Top 5 hóa chất nguy hiểm nhất hành tinh

Dưới đây là thông tin về 5 hóa chất được đánh giá là nguy hiểm nhất hành tinh. Những chất hóa học này có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp mà không ai có thể tưởng tượng ra, thậm chí hầu hết chúng ta cũng không hiểu chúng được tạo ra với mục đích gì, vì chúng sở hữu các đặc tính cực kỳ… kinh dị.

Hóa chất N – Ngọn lửa đến từ “địa ngục”

Hóa chất N là tên gọi khác của chlorine trifluoride (ClF3), tác nhân florua hóa mạnh nhất mà con người từng biết tới. Đây là một hợp chất liên halogen dưới dạng lỏng, độc, ăn mòn. Nếu chúng ở trạng thái khí, chúng sẽ nhanh chóng sôi lên, xảy ra phản ứng đông đặc mãnh liệt và phân hủy thành một axit độc, màu xanh lá cây, tạo ra ngọn lửa với nhiệt độ hơn 2.400 độ C, có thể đốt cháy những vật liệu mà bình thường không thể cháy như gạch, a-mi-ăng.  Loại hóa chất khủng khiếp này từng được phát xít Đức sử dụng trong Chiến tranh thế giới 2 nhằm tiêu diệt quân Đồng minh. Tuy nhiên, chính các binh lính Đức cũng không dám sử dụng vì sự nguy hiểm đặc biệt của loại hóa chất này. Con người khi hít phải khí này có thể tử vong ngay lập tức. Hiện nay hóa chất này sử dụng được các công ty bán dẫn sử dụng nhằm làm sạch một số thiết bị mà không cần phải tháo dỡ chúng ra.

Hóa chất N

Azidoazide azide (C2N14) – Nổ bất chấp

Hóa chất C2N14 hay còn gọi là Azidoazide azide (AA) là hợp chất cực kỳ dễ phát nổ, thậm chí không cần tác động gì cũng phát nổ, hay còn gọi vui là nó “nổ bất chấp”. Nếu hóa chất N là chất siêu cháy, thì AA chính là chất siêu nổ, và hậu quả để lại là siêu to, siêu khổng lồ. Giải thích cho lý do dễ nổ của nó, AA có cấu tạo gồm 14 nguyên tử nitrogen gắn kết với nhau, nhưng lại không có liên kết ba kiểu N≡N siêu bền nhất trên Trái đất, do đó phân tử của nó luôn ở trong trạng thái năng lượng cao, dễ bị phá vỡ. Từ đó, AA có cả hai đặc điểm là siêu nổ và nổ siêu khủng. Mức độ nhạy nổ của nó ngay chính cả con người cũng không đo lường được, bởi vì chẳng làm gì, nó cũng có thể tự nổ.

Dimethyl cadmium (C2H6Cd) – Khí tử thần

Dimethyl cadmium có công thức hóa học là Dimethyl cadmium, là một hóa chất do con người chế tạo nên. Đây là hợp chất thuộc nhóm hữu cơ kim loại, nhẹ hơn thủy ngân, dễ bay hơi, có đầy đủ các tính chất của những hung thần hóa học nguy hiểm nhất: dễ nổ, khó dập tắt và siêu độc. Chỉ vài phần triệu gram hơi Dimethyl cadmium phân tán trong thể tích 1 mét khối vuông cũng đủ giết chết một con người. Chúng ngay lập tức hấp thụ vào máu, lan rộng toàn cơ thể, tác động đến các cơ quan cần cung cấp máu cao nhất như gan, thận, tim, phổi. Máu không thể lưu thông là nguyên nhân dẫn đến con người tử vong. Ngay cả khi người hít phải may mắn thoát chết, nhưng di chứng để lại cũng vô cùng khủng khiếp. Đây cũng là chất gây ung thư cực mạnh, không có cách nào loại bỏ, ngay cả khi chúng phân hủy cũng tạo ra chất mới tạo ra còn dễ nổ hơn cả chất ban đầu. Do đó hầu hết các nhà khoa học đã từ chối làm việc với nó. Quả là một nước đi phát minh có phần sai lầm.

Thioacetone (C3H6S) – Đệ nhất thối trên thiên hạ

Nếu như những hợp chất trên giết bạn vì gây cháy nổ, nhiễm độc, thì Thioacetone (C3H6S) sẽ khiến bạn chết vì …. thối! Thioacetone cùng các hợp chất hữu cơ có gốc -thiol khác có một nguyên tử carbon liên kết với nhóm –SH, mà chúng ta có thể hình dung qua chất tiết của loài chồn hôi hay mùi thịt thối. “Xạ thối” của chúng kinh khủng đến độ, có thể ảnh hưởng trong bán kính nửa cây số. Năm 1889, tại thành phố Freiburg của Đức, các công nhân của nhà máy cảm thấy phát ốm, nôn mửa khi hít phải Thioacetone do nhà máy thử nghiệm. Kết quả là toàn bộ thành phố phải di tản.

Thioacetone

Fluoroantimonic acid (H2FSBF6) – Ông tổ ngành axit

Chúng ta có những chất siêu cháy, siêu nổ, siêu độc, siêu thối, thì trùm cuối chốt sổ danh sách này là Fluoroantimonic acid (H2FSBF6), siêu ăn mòn, và cũng là loại axit nhân tạo nguy hiểm nhất. Chúng có tính acid mạnh gấp… 10 triệu tỉ (10 mũ 16) lần so với sulfuric acid (H2SO4), loại axit mạnh trong đời sống thường. Nguyên tử flo trong nó rất thích liên kết với với canxi, nên nếu chẳng may bị nó vây vào người, nó sẽ nhanh chóng phá hủy lớp mô, lớp da và ăn mòn lớp xương. Nó có thể ăn qua nhựa và thủy tinh, do đó người ta sử dụng ác thùng chứa bằng teflon được tạo nên từ các liên kết carbon-flo. Chỉ có các đơn vô cơ siêu bền đệ nhất này mới có thể chứa chúng.

Những sự cố cháy nổ, gây thương vong và ảnh hưởng môi trường vì các chất hóa học nguy hiểm vẫn phát sinh. Do đó, hãy hạn chế tiếp xúc loại hóa chất này, và khi tiếp xúc phải cẩn thận đọc nhãn dán.